Sức mạnh (Strength) thường được đo lường thông qua mức tạ nặng nhất có thể thực hiện được (1RM), phần lớn chịu ảnh hưởng bởi 2 yếu tố chính:
Yếu tố về thần kinh vận động : Thường được hiểu là yếu tố liên quan đến kỹ thuật tập hay việc chúng ta thực hiện bài tập đó (từ khâu Setup đến khi hoàn thành)
Yếu tố liên quan đến đơn vị Gân-Cơ bắp : Liên quan đến độ lớn cơ bắp, độ chắc khỏe của gân, việc truyền lực thông qua màng cơ giữa những sợi cơ,…
Hai yếu tố trên là thứ góp phần giúp cải thiện sức mạnh và chính chúng cũng là thứ cản trở hay giới hạn sức mạnh. Mỗi một bài tâp hay chuyển động khi đi vào cụ thể sẽ có những yếu tố ảnh hưởng đến sức mạnh riêng, bên Data Driven Strength gọi những yếu tố này với cái tên “Strength Limiters” – đây là một cách giải thích rất hay về giới hạn sức mạnh mà mình đã học hỏi được và đưa vào giáo trình dạy.
—————————
Ảnh minh họa bên dưới là về các Strength Limiters trong bài Squat. Đối với Squat thì việc giữ thăng bằng hay cảm nhận trọng tâm là điều cực kỳ quan trọng. Bạn sẽ muốn duy trì trọng tâm hay đơn giản là áp lực duy trì ở vùng giữa bàn chân (Midfoot) trong suốt chuyển động.
Trong việc xây dựng kỹ thuật tập, bạn sẽ muốn trong bài Squat mỗi khi thực hiện, dù ở mức tạ nào, ta luôn phải dồn được áp lực lên midfoot chứ không phải gót hay mũi chân. Hãy thử tượng tưởng tuần đầu tiên ta tập 6 set Squat lực dồn ở gót, sang tuần sau lại dồn ở giữa bàn chân rồi tuần tiếp cảm nhận lại ở mũi chân, vậy thì hệ thần kinh vận động của chúng ta sẽ không thể xây dựng kỹ thuật một cách nhất quán được.
Và một điều cần lưu ý, rất nhiều người vẫn nghĩ rằng Thanh bar sẽ cần luôn nằm thẳng hàng so với Midfoot (Hay nói cách khac là giữ chuyển động của Thanh bar có hướng thẳng đứng lên xuống) thì trọng tâm toàn bộ cơ thể (và thanh bar) sẽ dồn lên trên Midfoot.
Thực tế không phải vậy, vì khi chúng ta di chuyển sẽ cần tính đến cả khối lượng cơ thể và khối lượng thanh bar. Hiểu đơn giản là nếu cơ thể bạn nặng 100kg và thanh bar nặng 100kg, nếu bạn muốn luôn duy trì trọng tâm lực dồn lên midfoot trong bài Squat, thì khi thanh bar hướng ra trước 1 đoạn thân bạn sẽ đẩy ra sau 1 đoạn tương đương. Nếu bạn nặng 100kg mà Squat 300kg thì thanh bar sẽ chỉ đẩy ra trước 1/3 quãng đường so với trước thôi. Đơn giản là không phải lúc nào Thanh bar cũng ở ngay trên midfoot, bạn càng Squat nặng hơn so với khối lượng cơ thể thì đường đi của thanh bar sẽ càng thẳng và nằm ngay trên midfoot.
Bar path sẽ ảnh hưởng rất nhiều bởi cấu trúc của bạn, cách bạn đặt thanh bar, khối lượng tạ.
Nhìn chung ta sẽ muốn cảm nhận lực luôn rơi vào Midfoot chứ không phải luôn giữ Thanh Bar ở ngay trên Midfoot (như ảnh minh họa bên dưới)
————————
Lý thuyết là thế, vậy tôi muốn cải thiện trọng lực luôn trên midfoot thì làm ntn. Có kha khá bài tập giúp cải thiện kỹ năng này, nhưng mình chỉ xin đưa ra 1 giải pháp vô cùng hay (Thực ra sáng nay lên Insta thấy bài của Coach Eugente Teo cũng làm về cái này, nên máu viết bài luôn), đó là sử dụng 1 miếng tạ nhỏ (tầm 0,5kg hoặc 1kg) đặt ở giữa lòng bàn chân (xem Video minh họa), mẹo đơn giản này nhìn có vẻ khiến bài tập hơi “tròng trành” nhưng nó sẽ giúp bạn cảm nhận trọng tâm lực cực tốt. Trọng tâm được cải thiện, chắc chắn bạn sẽ thấy các nhóm cơ làm việc phối hợp hiệu quả hơn, bài tập cũng sẽ tăng được thành tích nhanh hơn.